Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Học Thư pháp Việt bắt đầu từ đâu?

Những người mới làm quen với thư pháp, thích thú và muốn học, hầu hết đều có một câu hỏi chung: “Bắt đầu từ đâu?”
Giai đoạn bắt đầu học thư pháp chữ Việt dành cho mọi người luôn là một điều vướng mắc trong mỗi người khi cầm bút và muốn thực hành tìm hiểu nghệ thuật Thư pháp Việt.
Khi chúng ta biết được và có thể dành những phương pháp và định hình cho các cách mà chúng ta sẽ đến với loại hình nghệ thuật này một cách đơn giản nhất, dễ nắm bắt, dễ tìm hiểu nhất.
Bắt đầu luôn luôn cho chúng ta một tư tưởng và áp lực khá nặng vì những điều mới cho loại hình nghệ thuật dùng bút mực, chữ nghĩa. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ qua các giai đoạn sau:
Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ việc cầm bút.
“Bút” ở đây hiểu theo nghĩa rộng. Nghĩa là công cụ để tạo nên tác phẩm thư pháp. Có thể là bút lông, bút cứng, hay dao đục (nếu bạn muốn học Triện khắc là một trong những phương pháp mà loại hình thư pháp chữ Việt chưa đưa vào thực hành vì các thể loại con chữ còn chưa định hình thành một trường phái chữ chuyên dành cho triện khắc). Việc bạn lựa chọn công cụ nào mang tính quyết định cho đường hướng học tập và sáng tác sau này.
Ở một khía cạnh khác, bắt đầu từ việc cầm bút, sẽ nhắc nhở rằng tư thế cầm bút chính xác là một khởi đầu quan trọng.

Các cách cầm bút mà chúng ta có thể dễ thực hành.
 
Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chép.
Chép lại, nói bằng thuật ngữ của thư pháp là “lâm mô”.
Chép lại, thực chất là đang học tập của các tiền bối đã có những thành công từ xưa. Thế nhưng qua nghệ thuật Thư pháp chữ Việt để trải qua giai đoạn lâm mô lại các bộ chữ của các nhà thư pháp thành danh thì cần trải qua giai đoạn cầm bút, ổn định các đường nét, ổn định cách ráp ký tự qua các nét căn bản của mỗi bộ ký tự.
Nếu đã từng học qua, hay yêu thích hội họa, chắc chắn mọi người đều biết, chép lại thật quan trọng như thế nào. Chỉ có điều, ở hội họa, họ vừa tập chép các tác phẩm của tiền nhân, vừa tập chép từ các tác phẩm của Thượng Đế (giới tự nhiên và vẻ đẹp của con người). Với giới họa sĩ, việc học từ chép này, tự nhiên như nó phải thế, không có gì phải bàn cãi. Thư pháp và hội họa có chung một bản chất là tạo hình từ đường nét (có lẽ vì vậy mà người ta nói “thư họa đồng nguyên” chăng!). Nên trong thư pháp, chép cũng quan trọng như trong hội họa. Thế nhưng, khá nhiều người học thư pháp lại không biết đến cần phải bắt đầu từ chép (lâm mô). Hoặc giả có biết nhưng lại cố tình bỏ qua, đó là một sai lầm khi nhảy giai đoạn mà chưa có cơ sở căn bản về đường nét.
Trước giai đoạn chép là giai đoạn thuần thục các đường nét căn bản và phối hợp các đường nét căn bản, khi lâm mô con chữ chính là giai đoạn cảm nhận, tìm hiểu, phân tích các đường nét của từng ký tự cũng như phối hợp các bố cục chữ như thế nào cho nét nào là hài hòa. Trong nghệ thuật Thư pháp chữ Việt hiện nay khá phong phú các bộ ký tự do các nhà thư pháp sáng tạo nên, nhưng khi ứng dụng các bộ ký tự này thì chính chúng ta nên tập cách phân tích các đường nét và định hình dần cảm giác về nét khi thực hành.
Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ Chân Thư (loại ký tự được ráp từ các nét rõ ràng).
“Chân thư” hay lối viết chữ chân phương là cách viết từng nét rõ ràng, đầy đủ 3 yếu tố khởi bút, hành bút và thu bút. Các nét tách bạch không nối liền với nhau, đọc dễ dàng đối với mọi người.
Học lối chữ chân thư chính là cách mà chúng ta có thể rèn luyện đầy đủ, đồng thời ôn lại các kỹ thuật căn bản về đường nét của nghệ thuật thư pháp Việt. Sau khi hoàn thiện lối viết chân này thì chúng ta dần dần đi bút theo các hướng nhanh hơn, biến tấu hơn theo cách của chính mình. Nêu thực hành mà đã thực hiện các lối viết các con chữ nối liền, tốc độ thì sẽ khó hoàn chỉnh các con chữ ký tự sau này vì không có nền tảng căn bản lâu dài.
Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ cảm xúc.
Khi chúng ta đã thống nhất được một vài bộ ký tự chân thư và thực hành nhưng để bắt đầu như một khẩu quyết dành cho những ai lần đầu nhập môn nghệ thuật Thư pháp Việt.
3 bước căn bản Khi thực hành
3 bước căn bản khi bắt đầu
Khởi bút (bắt đầu thực hiện)
Trải qua giai đoạn cầm bút và các nét căn bản.
Hành bút (di chuyển bút)
Ráp nét và định hình các ký tự
Thu bút (Kết thúc và nhấc bút)
Lâm mô các bộ ký tự “chân thư”
Vậy qua 3 bước căn bản về thực hành và 3 bước căn bản khi bắt đầu chúng ta đã trải qua các quá trình tìm hiểu, thực hiện rất nhiều từ những trao đổi của chính chúng ta với người hướng dẫn, vậy khi bắt đầu chúng ta sẽ dựa vào đâu để định hướng một bộ ký tự chân thư mà chúng ta có thể lâm mô. Cảm xúc cà sự rung động chính là yếu tố tạo nên vẻ đẹp tâm hồn sau này khi chúng ta sáng tác bất kỳ tác phẩm nào cũng đều cần đến cảm xúc.
Đôi khi chúng ta sẽ nhận được rất nhiều chia sẻ từ những người hướng dẫn nhưng sẽ là một quá trình dài nếu như chúng ta thụ động không tư duy cảm xúc với bất kỳ tác phẩm bộ ký tự thư pháp chân thư nào. Thế thì bắt đầu cũng như các bước thực hành, sáng tác lâu dài chúng ta cũng đều trải qua rung động của cảm xúc nên cũng không phải bối rối khi chúng ta vương mắc với những thực hành khó, mà cái chúng ta cần đó là cảm giác về sự rung động của cảm xúc.
Hãy lắng nghe cảm xúc của bản và đến với nghệ thuật Thư pháp chữ Việt một cách chân tình, nhẹ nhàng nhất và bạn sẽ thấy một hiệu ứng của thế giới cảm xúc.

Tư liệu căn bản Nghệ thuật Thư pháp Việt do Minh Hoàng biên soạn
Mọi chi tiết nhằm xây dựng và hoàn thiện hơn nữa nguồn tư liệu này xin email về cho Minh Hoàng:
minhhoangmt2000@yahoo.com hoặc phone 0907488720
Xin chân thành cảm ơn